Nếu bạn đã từng tìm hiểu và mua đồ nội thất như bàn học, bàn ăn, kệ, tủ quần áo, tủ bếp gỗ, bạn sẽ thấy có hai loại gỗ thường được lựa chọn làm thành phần chính là MFC và MDF. Để trả lời cho câu hỏi tại sao chúng lại phổ biến như thế, cũng như hiểu rõ sự khác nhau của cả hai và nên lựa chọn cái nào, hãy cùng Epione tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!
Sơ lược về gỗ MFC và MDF
MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard hay còn gọi là conti-board hay ván dăm melamine. Như tên gọi, MFC là sự kết hợp giữa ván dăm và lớp phủ melamine. Ván dăm là sản phẩm gỗ công nghiệp được làm từ dăm gỗ và nhựa. Dăm gỗ có nguồn gốc từ các cây rừng phát triển nhanh như bạch đàn, keo và cao su.
Melamine là một loại nhựa nhiệt rắn được dùng làm lớp phủ (nó có thể được in hoa văn để trông giống như gỗ). Các lớp phủ này sẽ tạo cảm giác bề mặt trông giống với nhiều loại cây tự nhiên như sồi, trắc, tràm, lim, dổi,… Những lớp phủ melamine này sau đó được dán vào ván dăm để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Việc bổ sung thêm lớp melamine giúp bề mặt gỗ có khả năng chống trầy xước và dường như không thấm nước.
MFC không thể chế tạo thành các bề mặt liền mạch, độ dày của nó bị hạn chế và khả năng chống nước không cao. Do đó, nó phù hợp nhất cho đồ nội thất trong môi trường khô ráo và thường được sử dụng cho các đồ nội thất như bàn làm việc, tủ quần áo và tủ đầu giường cho gia đình hoặc văn phòng hoặc dành cho thiết kế đồ nội thất theo khối thẳng và phẳng.
Trong khi đó, MDF với tên đầy đủ là Medium Density Fiberboard, hay còn có tên gọi gỗ ván sợi có mật độ trung bình - là loại ván gỗ công nghiệp được sản xuất trên dây chuyền hiện đại từ những mảnh vụn, cành cây của nhiều loại gỗ thật như gỗ sồi, hương trầm,.. và được kết dính bằng nhiệt, keo dán và được ép lại với áp suất nén cao.
MDF có mật độ cao hơn MFC và có bề mặt nhẵn hoàn hảo cho việc sơn, dán và bắt vít. Nó cũng thường được sử dụng cho thiết kế nội thất trong văn phòng và các công trình và các thiết kế nội thất có kiểu dáng phức tạp.
Sự khác nhau giữa MDF và MFC
1. Phân loại
1.1. Gỗ MDF
3 lõi MDF phổ biến
Gỗ MDF có 5 loại, bao gồm: MDF dùng trong nhà, MDF chịu nước, MDF mặt nhẵn, MDF không nhẵn và MDF phủ melamine.
Ván MDF có mật độ trung bình từ 600 đến 800kg/m3. Các nhà sản xuất thường pha trộn thêm một số màu sắc trong lõi nhằm phân biệt các loại MDF phổ biến như sau:
- Lõi MDF thường: Có màu sắc tự nhiên của bột gỗ (màu nâu nhạt), bề mặt mịn và đều, các thớ gỗ được liên kết bằng keo UF - urê formaldehyde.
- Lõi MDF chống ẩm: Có màu xanh lá cây, có khả năng chống nước nhờ chất kết dính cao cấp (keo MUF - Melamine Urea Formaldehyde, keo PF - Phenol Formaldehyde). Nó thường được sử dụng trong các không gian có độ ẩm cao như phòng tắm hoặc nhà bếp.
- Lõi MDF chống cháy: Có màu đỏ, có khả năng chống cháy nhờ vào lớp keo chống cháy hoặc các vật liệu khác như thạch cao, xi măng,... Ván giúp giảm thiểu thiệt hại khi cháy nổ vì thời gian đánh lửa rất lâu và tạo ra rất ít khói. Do đó, nó là lý tưởng cho các địa điểm như bệnh viện, trường học và các công trình công cộng.
Ngoài những loại phổ biến nêu trên, MDF còn đa dạng các loại khác như MDF Ultra Lite, MDF không thêm Formaldehyde hay MDF màu cho nhà thiết kế, kiến trúc sư và thợ mộc để tăng thêm cá tính cho các sản phẩm.
1.2. Gỗ MFC
2 loại gỗ MFC
Khác với sự đa dạng ở MDF, MFC chỉ có 2 loại là gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm.
Gỗ MFC thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng cho đến các màu vân gỗ như gỗ sồi (Oak), gỗ tần bì (Ash), gỗ thích (Maple), gỗ giẻ gai (Beech), gỗ tràm (Acacia), gỗ giả tỵ (Teak), gỗ óc chó (Walnut), gỗ cẩm (Camphor), gỗ xoan đào (Cherry), nu vàng, nu đỏ, tần bì giả cổ, trắc, mun,... hay các màu vân gỗ hiện đại.
Đối với nội thất văn phòng và nội thất trong nhà thì MFC loại thường đã là phù hợp. Nhưng đối với những khu vực ẩm ướt hơn như nhà vệ sinh, tủ bếp, phòng thí nghiệm, bệnh viện hay tại khu vực miền Bắc, nơi có khí hậu ẩm thấp, thì ván MFC chống ẩm sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Tương tự MFC thường, MFC chống ẩm cũng có khoảng 80 màu. Gỗ MFC chống ẩm có lõi xanh V313 sẽ có màu sắc khá giống như MFC thường. Vậy để phân biệt được đâu là loại thường đâu là loại chống ẩm, bạn có thể để ý thấy MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC thường khoảng 40 đến 60kg/m³, chúng có lõi màu xanh và tổng trọng lượng rơi vào khoảng từ 740 đến 760 kg/m³.
2. Cách phân biệt MFC và MDF
Gỗ MFC và MDF sau khi được sơn hay phủ bề mặt thì trông rất giống nhau, nhưng nếu quan sát kĩ ở phần lõi thì bạn sẽ dễ dàng phân biệt được chúng.
Gỗ MFC được làm từ dăm gỗ kết dính với nhau bởi keo và một số chất làm cứng nên cốt ván trông thô ráp. Độ dày thường vào khoảng 18mm-25mm. Gỗ MDF được làm từ sợi gỗ/bột gỗ nên phần lõi ở mặt cắt sẽ trông mịn hơn. Độ dày của nó cũng sẽ mỏng hơn, bao gồm các kích thước 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm.
3. Quy trình sản xuất
Bước 1: Dùng máy băm cắt thân gỗ thành các mảnh nhỏ, tạo thành dăm gỗ Bước 2: Sấy dăm gỗ ở nhiệt độ quy định để loại bỏ độ ẩm Bước 3: Phân loại và sàng lọc chúng theo kích thước và chất lượng Bước 4: Trộn lẫn dăm gỗ với các chất kết dính Bước 5: Tạo hình ván dăm theo các thông số về độ dày và mật độ gỗ Bước 6: Ép sơ bộ sau khi tạo hình Bước 7: Cắt chúng thành các tấm có độ dài tiêu chuẩn Bước 8: Ép ván dăm dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành ván MFC Bước 9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh Bước 10: Mài nhẵn bề mặt ván MFC Bước 11: Kiểm tra và đánh giá chất lượng ván gỗ MFC |
Các loại gỗ vụn và nhánh cây sau khi được thu hoạch và đưa về nhà máy, sẽ được đưa vào các thiết bị để nghiền đập thành bột gỗ và đưa vào sản xuất gỗ MDF theo 2 phương pháp sau: Phương pháp khô: Bước 1: Bột gỗ sau khi nghiền được trộn cùng các chất phụ gia và keo trong máy trộn-sấy sẽ cho ra bột sợi. Bước 2: Bột sợi được trải ra bằng máy rải, cào thành 2-3 tầng tùy theo kích cỡ của ván đính sản xuất. Bước 3: Các tầng này sau đó được chuyển qua máy ép gia nhiệt và thực hiện ép 2 lần: - Lần 1: Ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2, lớp thứ 3 - Lần 2: Ép chặt cả 3 lớp lại với nhau Bước 4: Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám, phân loại và đóng gói. Phương pháp ướt: Bước 1: Bột gỗ được phun nước làm ướt để vón thành dạng vẩy (Mat Formation). Bước 2: Vẩy gỗ được cào rải lên mâm ép, ép gia nhiệt sơ bộ 1 lần để tạo độ dày sơ bộ (Ván sơ). Bước 3: Ván sơ được cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt lại và rút nước ra (tương tự quy trình làm giấy). Bước 4: Cắt ván và bo biên - Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau. Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói Phương pháp khô đơn giản và gọn nhẹ hơn, thu được tỉ lệ sợi cao và đồng đều. Do vậy, nó được ưu tiên sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất hiện nay. |
4. Độ bền và tuổi thọ
Ván MFC có khả năng chống ẩm, giảm nguy cơ cong vênh, phồng rộp. Chúng cũng có khả năng chống trầy xước, vết bẩn và va đập. Độ bền và tuổi thọ cao của ván MFC khiến chúng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho nhà bếp, phòng tắm và các khu vực khác có độ ẩm cao cũng như có người qua lại đông đúc.
Ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bàn ghế, tủ kệ văn phòng sử dụng gỗ MFC đạt tiêu chuẩn E1 là rất hiếm. Nhưng bàn văn phòng của Epione lại có thể đáp ứng tiêu chuẩn này với mức giá phải chăng. Chỉ xấp xỉ 1.000.000₫ là bạn đã có thể sở hữu chiếc bàn làm việc thân thiện với người dùng và bảo vệ an toàn sức khỏe về lâu dài.
Bàn Epione LinkDesk đạt chuẩn E1 an toàn cho người dùng.
Trong khi đó, MDF có thể dễ bị hư hỏng. Nếu bạn cố gắng chà nhám nó, bạn sẽ chạm tới lõi được bọc sợi và do đó làm hỏng tính toàn vẹn tổng thể của tấm ván. Không giống như gỗ nguyên khối, khi mà một chút chà nhám có thể che giấu vết lõm và vết trầy xước, sự hư hại của MDF là vĩnh viễn.
Thêm vào đó, MDF dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao. Do được làm từ các hợp chất như sáp hoặc nhựa nên bạn cần bảo vệ các sản phẩm làm từ MDF tránh xa máy sưởi, bộ tản nhiệt, lò sưởi, lò nướng, bếp nấu, đặc biệt là trong thời tiết oi bức của mùa hè.
5. Tính an toàn và thân thiện với môi trường
Gỗ MFC là sự lựa chọn thân thiện với môi trường bởi chúng được làm từ vật liệu bền vững. Quá trình sản xuất ván MFC tạo ra ít chất thải hơn các vật liệu khác và nó cũng không chứa các hóa chất độc hại nên rất an toàn khi sử dụng trong gia đình và các tòa nhà thương mại. Ngoài ra, ván dăm melamine 1220x2440mm cũng có thể tái chế, giảm chất thải và thúc đẩy tính bền vững, giảm tác động xấu đến môi trường.
Trong khi đó, gỗ MDF được sản xuất bằng cách trộn sợi gỗ với chất kết dính cùng một số thành phần khác, trong đó có formaldehyde. Nếu nồng độ formaldehyde trong môi trường không khí quá cao, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, như gây kích ứng mắt, viêm họng, khó thở… Do đó, việc sử dụng MDF cần được thực hiện trong điều kiện thông gió tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Minh họa nồng độ phát thải Formaldehyde
Do tính an toàn vượt trội, gỗ MFC đã được nhiều người lựa chọn cho bàn, ghế ăn cơm, giá sách, hay tủ đựng quần áo của họ. Tủ bếp làm từ loại gỗ này cũng giúp bạn không phải bận tâm nhiều về mối mọt hay khó vệ sinh.
6. Giá cả
Hiện nay, ván gỗ MFC có giá thành khá rẻ so với ván gỗ nguyên khối, ván ép và ván MDF, khiến chúng trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho các nhà xây dựng và nhà thiết kế. Tuy nhiên, tùy vào bề mặt phủ mà giá thành của nó sẽ thay đổi. Nếu sử dụng bề mặt Melamine, bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn so với các loại bề mặt cao cấp khác như Acrylic hay Catania Laminates. Giá thành có thể chênh lệch từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy thiết kế được lựa chọn.
Nên lựa chọn gỗ MFC hay MDF?
Nên chọn gỗ MFC hay MDF?
Nhằm giúp bạn hệ thống hóa tất cả những thông tin hiện có và dễ dàng lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp, mình sẽ tóm gọn các ý chính bạn cần nắm về ưu nhược điểm từng loại gỗ ngay bảng bên dưới đây.
Loại gỗ | ||
---|---|---|
Ưu điểm | - Gỗ MFC có độ bền ổn định, khả năng chịu lực cao. - Gỗ MFC có nhiều màu sắc phong phú đa dạng như màu đặc phủ melamine, giả gỗ, giả đá. - Mặt gỗ có lớp phủ melamine giúp bảo vệ tấm ván luôn bền đẹp, chống xước, chống cháy và chống ẩm tốt. - Bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi. - Chống cong vênh, bong tróc, mối mọt hay nứt nẻ - Giá thành rẻ hơn so với MDF Veneer. - Có khả năng cách âm, cách nhiệt - Thời gian gia công nhanh, phù hợp cho những công trình cần hoàn thiện trong thời gian ngắn. - Gỗ MFC được sản xuất chủ yếu từ những loại cây gỗ ngắn ngày, dễ trồng và tái tạo trong thời gian ngắn góp phần rất lớn trong việc bảo vệ rừng. |
- Bề mặt gỗ mịn và phẳng. - Dễ tạo dáng cho các sản phẩm cầu kỳ, có độ phức tạp cao - Độ bám sơn tốt, có thể sơn nhiều màu làm tăng tính thẩm mỹ. - Bề mặt phẳng, nhẵn có thể sơn hoặc ép Melamine, Laminate. - Không bị cong vênh, mục ruỗng hay nứt nẻ như gỗ tự nhiên - Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. - Cách âm, cách nhiệt tốt - Thời gian gia công nhanh, phù hợp cho những công trình cần hoàn thiện trong thời gian ngắn. |
Nhược điểm | - Ván MFC rắn chắc nhưng mật độ gỗ không cao bằng MDF nên tác dụng cách âm sẽ không tốt bằng MDF. - Ván gỗ này có lớp phủ chống ẩm nhưng lõi gỗ bên trong lại kị nước. Khi bị thấm nước, bề mặt ván gỗ sẽ dễ bị phồng và lõi sẽ bị bung. - Vì được cấu tạo từ những dăm gỗ có kích thước lớn nên khi gia công, ván dăm dễ bị mẻ cạnh làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. - Vì dăm gỗ được trộn với chất kết dính và một số thành phần khác trong đó có Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí, ở nồng độ cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. |
- Chịu lực thẳng đứng không tốt - Gỗ MDF nặng, có thể gây khó khăn cho việc lắp đặt. - MDF dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao bởi nó được làm từ các hợp chất như sáp hoặc nhựa. - Vì sợi gỗ được trộn với chất kết dính và một số thành phần khác trong đó có Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí, ở nồng độ cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Qua bài viết này, Epione hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về gỗ MFC và MDF, hiểu được tính ứng dụng và sự khác nhau giữa chúng để trở thành người mua hàng thông thái cho chính mình và gia đình nhé!