Nếu bạn đang có một phòng làm việc riêng thì quá xịn rồi, tha hồ bày biện đúng không? Nhưng mà không phải ai cũng may mắn có được không gian rộng rãi như vậy. Nhiều khi chúng ta chỉ có một góc nhỏ thôi. Vậy thì hôm nay, hãy cùng Epione phân tích xem kích thước mặt bàn nào sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất cho góc làm việc của bạn.
Ước lượng không gian
Bàn làm việc - nghe thì khá đơn giản, bàn nào ngồi vào mà chả làm việc được? Nhưng thực tế, khi đi vào sử dụng sẽ có nhiều khác biệt. Bạn cứ để ý mấy điểm sau:
-
Diện tích setup: Bạn có cả một phòng để "hô biến" thành văn phòng tại gia hay chỉ là một góc nhỏ xinh trong phòng ngủ thôi? Cái này quan trọng lắm đó!
-
"Đồ nghề" làm việc của bạn: Bạn dùng cả máy tính bàn lẫn laptop, rồi còn thêm mấy khay tài liệu, đồ dùng linh tinh nữa thì chắc chắn cần một mặt bàn bao la rồi. Còn nếu chỉ dùng laptop và một chút không gian cho chuột thì một chiếc bàn cơ bản là đủ, lúc đó mình lại có thêm không gian cho những thứ khác trong phòng.
Một bí kíp nho nhỏ trong thiết kế nội thất mà ít người để ý, đó là các lối đi giữa đồ đạc trong phòng nên rộng ít nhất 90cm để thao tác, đứng ngồi, đi lại thoải mái. Với góc làm việc cũng vậy, bạn nên chừa một khoảng giữa bàn và lối ra để khi đứng lên, ngồi xuống không bị vướng víu.

Một góc làm việc sắp xếp hợp lý
Số đo tiêu chuẩn
Để chọn cho mình kích thước bàn phù hợp, trước tiên hãy để Epione hướng dẫn bạn cách đo kích thước mặt bàn chuẩn nhất nhé:
-
Chiều rộng tiêu chuẩn được đo từ mép trái sang mép phải khi đứng đối diện với bàn, phổ biến nhất sẽ dao động trong khoảng từ 80 cm đến 160 cm, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và diện tích không gian.
-
Chiều sâu tiêu chuẩn được đo từ cạnh trước đến cạnh sau của mặt bàn, thường dao động từ 50 đến 70 cm.
Cách xác định độ rộng bàn phù hợp dựa trên nhu cầu sử dụng:
-
Hẹp (dưới 50 cm): Thích hợp nếu bạn có ít thiết bị và phụ kiện.
-
Tiêu chuẩn (50 - 76 cm): Thoải mái nếu bạn chỉ cần không gian cho máy tính, bàn phím và một màn hình.
-
Sâu (trên 76 cm): Nên chọn nếu bạn dùng nhiều màn hình, cần chỗ cho kệ đựng tài liệu, thư từ hoặc các phụ kiện kích thước lớn khác.
Xác định chiều rộng mặt bàn phù hợp
Lưu ý: Hãy đảm bảo bạn có đủ không gian để đặt tay, chuột và bàn phím, đồng thời duy trì tư thế ngồi thẳng lưng.
Các kích thước mặt bàn
Kích thước 70 x 40 cm siêu nhỏ gọn. Mặt bàn tầm này chỉ đủ cho laptop và vài món đồ nhỏ thôi. Được cái là những chiếc bàn làm việc nhỏ gọn sẽ giúp phòng bạn nhìn thoáng đãng hơn nhiều.
Bàn làm việc nhỏ gọn cho nhu cầu cơ bản
Rộng rãi hơn chút thì bạn có thể chọn kích thước 120 x 60 cm, đủ chỗ cho laptop, tài liệu và vẫn còn không gian để bày biện. Đây cũng là kích thước phù hợp với đại đa số người dùng như lĩnh vực kế toán, tài chính,... cần làm việc với nhiều sổ sách và tài liệu. Người làm sáng tạo hay lập trình viên thì bàn cũng phải tầm này trở lên.
Bàn làm việc phổ thông với kích thước 120 x 60 cm
Không gian rộng rãi có thể chọn mặt bàn rộng đến 80 cm, tha hồ thử mọi style setup. Tuy nhiên, bàn to thì bạn phải sắp xếp khéo léo chút để không bị bừa bộn. Đối với anh em game thủ, kích thước của chiếc bàn này chắc chắn là lý tưởng vì nó có thể chứa được hai cái màn hình và cả case máy tính nữa. Lúc này, có lẽ bạn sẽ cần cân nhắc thêm các loại bàn có giải pháp quản lý cáp tích hợp để giữ cho không gian làm việc của bạn ngăn nắp và gọn gàng.
Setup thoải mái với chiều rộng bàn 80 cm
Đối với những công việc có đặc thù chuyên môn như kiến trúc, thiết kế, cần sử dụng nhiều thiết bị, công cụ chuyên dụng, chẳng hạn như vẽ phác thảo, sắp xếp các mô hình... bạn sẽ cần nhiều không gian trống trên bàn hơn. Một chiếc bàn rộng khoảng 200 cm sẽ là không gian vô cùng lý tưởng.
Bàn làm việc có kích thước lớn phù hợp cho công việc chuyên biệt
Với những thông tin chi tiết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và tự tin hơn trong việc lựa chọn kích thước mặt bàn làm việc phù hợp nhất với không gian và nhu cầu sử dụng của mình. Việc chọn đúng kích thước bàn không chỉ mang lại sự thoải mái khi làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì tư thế ngồi đúng, giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe liên quan đến công thái học.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và mẹo hay về công thái học, giúp bạn tối ưu hóa không gian làm việc và nâng cao hiệu suất, đừng quên follow Epione để cập nhật những ứng dụng của công thái học cho cuộc sống công thái học của bạn nhé.