Bạn muốn đem bầu không khí Scandinavian vào trong bàn làm việc? Bạn biết rằng phong cách này rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, nhưng chưa hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ đưa bạn đi xuyên suốt từ lịch sử ra đời đến những ứng dụng thực tiễn của nó vào không gian làm việc hiện nay, giúp bạn hiểu tường tận về phong cách này.
Phong cách Bắc Âu là gì?
1. Nguồn gốc thiết kế
Thiết kế Scandinavian bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 với mong muốn tạo ra một phong cách thiết kế mới phản ánh các giá trị của khu vực Bắc Âu, bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Iceland. Cho đến những năm 1950, nó được biết đến trên toàn thế giới. Thời kỳ hậu Thế chiến II đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến thiết kế Scandinavian trên toàn thế giới.
Một trong những nhân vật chủ chốt trong việc định hình phong cách Scandinavian là Alvar Aalto, một kiến trúc sư và nhà thiết kế người Phần Lan. Ông tin tưởng vào việc tạo ra các thiết kế vừa có chức năng vừa mang tính nhân văn, nhấn mạnh việc sử dụng các dạng hữu cơ và vật liệu lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Điển hình là các ghế đẩu xuất hiện trong các cửa hàng của Apple, một loạt đèn PH từ bộ sưu tập Louis Poulsen và chiếc ghế Egg không thể nhầm lẫn.
2. Đặc điểm chính
Thiết kế Scandinavian tập trung vào chức năng, sự đơn giản và khéo léo. Phần lớn các thiết kế theo phong cách Bắc Âu cũng ưa chuộng các vật liệu tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ nhạt màu như tần bì và sồi, len và vải lanh, da và thủy tinh. Ngoài ra, nó còn một số đặc điểm đáng lưu ý như:
- Tôn vinh ánh sáng: Tràn ngập không gian với ánh sáng tự nhiên cũng như các nguồn ánh sáng nhân tạo để tạo nên sự ấm cúng, hoàn hảo.
- Màu sắc trung tính và màu lặng: Vì mùa đông ở Bắc Âu kéo dài và khá tối, nên thiết kế Bắc Âu thường sử dụng màu trắng, xám và nâu vàng để tạo cảm giác đồng nhất và tươi sáng cho không gian.
- Kết cấu mềm mại: Hầu hết nội thất Scandinavian sử dụng gỗ sáng màu cho sàn nhà, như gỗ thông hoặc gỗ sồi. Các loại vải dệt mềm, tự nhiên khác như len ném hoặc thảm da động vật cũng được sử dụng.
- Chơi với họa tiết: Các họa tiết hoa, thực vật hoặc đối xứng kết hợp với nghệ thuật treo tường, chăn, thảm hoặc bất kỳ phụ kiện nào khác là rất phổ biến trong phong cách này.
- Đường nét hình học: Bạn có nhớ những hình tam giác chồng lên nhau và các khuôn hình trang trí? Các mẫu hình học, đặc biệt là các hình dạng đối xứng và lặp lại là đặc điểm chính của thiết kế dệt may Scandinavian.
- Cây xanh: Các loại cây phổ biến thường là những loại không có màu sắc tươi sáng, như Delicious Monster (trầu bà lá xẻ), Philodendron Birkin (trầu bà kim cương), orchids (phong lan), hoặc Fiddle Leaf Fig (cây bàng Sing).
- Không lộn xộn: Thiết kế nội thất Scandinavian đặc trưng bởi sự gọn gàng, sạch sẽ và thiết kế đơn giản. Nó không cố lấp đầy những khoảng trống không sử dụng.
3. Đối tượng phù hợp
Phong cách Scandinavian không chỉ là một xu hướng mà ở nhiều khía cạnh, còn là một lối sống hay triết lý phù hợp với quan điểm và cách nhìn của bạn. Những người chọn thiết kế này thường yêu thích không gian ấm áp, yên bình và tối giản, hài hòa với bản thân, tôn trọng người khác và yêu thiên nhiên.
Ý tưởng nội thất và phụ kiện phong cách Bắc Âu
1. Các loại bàn phổ biến
-
Bàn Palette truyền thống Jaime Hayon: Với cấu trúc nhẹ nhàng, đường cong tối giản, tinh tế và sang trọng đã đem lại cho nó sức hút khó cưỡng. Khi không sử dụng, chiếc bàn cũng là một món decor vô cùng bắt mắt cho góc setup của bạn.
Bàn Palette truyền thống Jaime Hayon.
-
Bàn treo tường Sector Ferm Living: Một phiên bản hiện đại, linh hoạt giúp bạn giải phóng không gian đáng kể.
Bàn treo tường Sector Ferm Living.
-
Bàn Fritz Hansen Super Elliptical: Được lấy cảm hứng từ giải pháp của nhà thiết kế Piet Hein cho vấn đề giao thông tại Sergels Torg ở Stockholm: một bùng binh siêu hình elip. Nó cũng rất lý tưởng nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc bàn nữ tính hơn.
Bàn Fritz Hansen Super Elliptical.
-
Bàn BoConcept Cupertino: Các loại ngăn có thể lật lên và lắp vào giúp mặt bàn không bị lộn xộn khi không sử dụng. Các nắp có thể đảo ngược linh hoạt để thay đổi tính thẩm mỹ của bàn làm việc của bạn.
Bàn BoConcept Cupertino.
2. Những chiếc ghế đặc trưng
-
Ghế Wishbone (ghế CH24): Ghế được dệt thủ công từ dây giấy chắc chắn và tựa lưng uốn cong hỗ trợ cánh tay. Được thiết kế bởi Hans Wegner bằng gỗ sồi cổ điển, đây là một trong những chiếc ghế mang tính biểu tượng của phong cách này.
Ghế Wishbone.
-
Ghế nhựa đúc Eames: Ghế có lớp vỏ bằng nhựa đúc phun bền, khiến nó trở thành một thiết kế thân thiện do vật liệu ít phải bảo trì.
Ghế nhựa đúc Eames.
-
Ghế bành Hee Welling: Hữu ích cho không gian làm việc và là một trong những thiết kế bán chạy nhất thuộc phong cách Scandinavian. Nó được ưa thích bởi có nhiều lựa chọn màu sắc khác nhau.
Ghế bành Hee Welling.
-
Ghế Eames DCM: Mặt ngồi và lưng bằng ván ép uốn cong mỏng đến mức nó được mệnh danh là "chiếc ghế khoai tây chiên" ngay sau khi được giới thiệu. Tạp chí Time đã vinh danh chiếc ghế này là thiết kế đẹp nhất của thế kỷ 20.
Ghế Eames DCM.
3. Phụ kiện trang trí
- Tranh treo tường: Các họa tiết hình học, monogram tạo điểm nhấn hay caro, kẻ sọc thuộc gam màu xám, xanh, trắng, đen tinh tế đang rất được ưa chuộng. Một số tranh phổ biến có thể kể đến là tranh có hình hươu nai, lâu đài, chân dung nghệ thuật, lá cây hay có họa tiết trừu tượng, chữ nghệ thuật.
- Đồ trang trí bằng gốm: Vẻ đẹp hoang sơ, gần gũi, tự nhiên của chiếc bình gốm, lọ hoa, tượng nghệ thuật,... sẽ giúp tô điểm sự thanh tao, nhẹ nhàng, thanh thoát của phong cách Bắc Âu, hướng đến vẻ đẹp đơn sơ hơn rất nhiều.
- Cây xanh: Màu xanh dịu nhẹ, gần gũi với thiên nhiên góp phần làm cho góc làm việc trở nên thư giãn và dễ chịu hơn. Để giữ vững nét đặc trưng của phong cách, bạn có thể chọn những chậu cây được đan từ chất liệu mây, tre.
- Thảm trải sàn: Là mảnh ghép không thể thiếu trong phong cách này. Thông thường, chất liệu lông cừu mềm mịn với họa tiết đơn giản sẽ là lựa chọn hàng đầu của các tín đồ Scandinavian.
- Đèn bàn: Những chiếc đèn đơn giản với màu trắng, đen tinh tế là không thể thiếu trong việc setup bàn làm việc phong cách này. Nó còn là điểm nhấn trang trí cho không gian làm việc đấy.
Phụ kiện trang trí phong cách Bắc Âu.
Một số tips trang trí góc làm việc
1. Tránh sự lộn xộn
Thiết kế Scandinavian nên có một cái nhìn rõ ràng và cho phép nhiều không gian trống khi setup để đảm bảo nguyên tắc gọn gàng của nó. Khi trang trí các phụ kiện, bạn hãy giữ chúng ở mức tối thiểu, và tốt hơn nên lựa chọn những món có nhiều hơn một công dụng.
2. Ứng dụng nghệ thuật Hygge
Hygge là một thuật ngữ của Đan Mạch, đề cập đến việc tạo ra cảm giác mãn nguyện và ấm cúng. Khác một chút so với thiết kế Scandinavian thuần túy, phong cách hygge được tăng cường bởi đệm đan sang trọng và vải len cashmere, lớp hoàn thiện bằng gỗ như gỗ sồi tự nhiên hoặc quả óc chó và ánh sáng có thể điều chỉnh độ sáng.
Ứng dụng nghệ thuật Hygge.
3. Mang thiên nhiên vào góc làm việc
Cây xanh mang đến cảm giác thư thái cho toàn bộ các giác quan. Ngoài ra, các vật liệu như gỗ, liễu gai, mây, đá, hoa và lông vũ đều có tác dụng tốt trong việc nhấn mạnh phong cách Scandinavian.
4. Lựa chọn màu sắc tương tự
Nhà thiết kế nội thất Bobby Berk cho biết một bảng màu nhẹ nhàng sẽ cho phép bạn tập trung tối đa. Một căn phòng không có nhiều màu sắc sẽ có phụ kiện trông như nhau khi bạn sử dụng các vật liệu và màu sắc tương đồng. Sử dụng tông màu gỗ ấm áp, đá và các phụ kiện có kết cấu sẽ tạo cho bạn cảm giác chiều sâu.
Thương hiệu trang trí nội thất Bắc Âu
1. Hem
Hem là một công ty nội thất Thụy Điển được thành lập vào năm 2016 bởi Petrus Palmér. Nổi tiếng với những món đồ trang nhã nhưng vui tươi từ ghế sofa đến tủ đựng đồ và làm nên thương hiệu với đèn treo bảng chữ cái, ghế Boa Pouf và kệ nâng. Công ty hợp tác với các nhà sản xuất và nhà thiết kế nổi tiếng của Châu u như Faye Toogood, Sabine Marcelis và Mark Braun nhằm mang đến đồ nội thất độc đáo cho những người không thỏa hiệp về thiết kế, chất lượng và tính bền vững.
2. Nordic Nest
Nordic Nest là thương hiệu bán lẻ được thành lập vào năm 2002 bởi vợ chồng Christian và Marie. Các sản phẩm bán chạy bao gồm thảm Scandinavian truyền thống, bộ đồ ăn cổ điển, tác phẩm nghệ thuật treo tường và các phụ kiện gia đình khác. Họ cũng mang đến nhiều lựa chọn đồ nội thất, ánh sáng và hàng dệt phổ biến của phong cách Scandinavian.
3. Muuto
Muuto là một công ty có trụ sở tại Copenhagen được thành lập vào năm 2006 bởi Kristian Byrge và Peter Bonnen. Muuto có nghĩa là "góc nhìn mới" trong tiếng Phần Lan, điều này hoàn toàn hợp lý khi xem xét đặc tính hướng tới tương lai và tập trung tạo ra các vật phẩm với các lựa chọn màu sắc và vật liệu thú vị.
4. Nordic
Nordic là một thương hiệu Việt Nam chú trọng thiết kế nội thất tối giản, đề cao tính sáng tạo và trải nghiệm của người dùng. Mọi sản phẩm nội thất của Nordic được nghiên cứu dựa trên form người, sở thích và thị hiếu của người Việt nhằm mang đến trải nghiệm thoải mái, an toàn và tiện dụng cho khách hàng.
Vậy là Epione đã cùng bạn khám phá tất tần tật những gì liên quan đến trang trí góc làm việc phong cách Bắc Âu tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn về thiết kế và vẻ đẹp của phong cách này.