Sau đại dịch COVID-19, mô hình làm việc từ xa (hybrid work/remote work) vẫn được nhiều các công ty công nghệ và các lập trình viên lựa chọn. Do đó, việc thiết lập một không làm việc tại nhà một cách tối ưu không chỉ tạo ra sự tập trung mà còn thúc đẩy sự sáng tạo của các lập trình viên. Từ việc bắt đầu như thế nào, chọn nội thất cũng như phụ kiện văn phòng ra sao đều đóng vai trò quan trong việc thiết lập nên một không gian làm việc lý tưởng. Trong bài viết này, Epione sẽ hướng dẫn các IT-er những bước đơn giản nhất để bố trí một khu vực làm việc khơi dậy cảm hứng ngay tại nhà.
3 lý do nên có một không gian làm việc tại nhà
Trước khi bắt tay vào việc thiết kế và bố trí, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ kỹ về mục tiêu và mong muốn của bạn cho nơi làm việc này. Điều này giúp xác định những yếu tố quan trọng và tạo ra một không gian làm việc tối ưu cũng như phù hợp với cá nhân bạn. Đây 3 lợi ích dễ thấy nhất khi các bạn lập trình viên sở hữu một nơi làm việc “trong mơ” tại nhà:
1. Nâng cao hiệu suất làm việc
Một văn phòng tại nhà được bố trí hợp lý giúp tạo ra không gian làm việc tập trung, giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Sự thoải mái khi ngồi trên chiếc ghế vừa vặn, êm ái hoặc việc sắp xếp hợp lý của thiết bị, máy tính và công cụ hỗ trợ giúp các lập trình viên dễ dàng thao tác tiếp cận và xử lý công việc một cách nhanh chóng.
Thêm vào đó, một không gian được bố trí sao cho phản ánh cá tính và sở thích của chủ nhân có thể giúp anh em IT-er cảm thấy thoải mái và năng lượng hơn mỗi lúc bước vào căn phòng làm việc.
2. Linh hoạt và tiện lợi
Một không gian làm việc tại nhà lý tưởng là nơi có thể giúp các lập trình viên linh động theo nhu cầu, tính chất công việc và thời gian làm việc của mình.
Ngoài làm việc toàn thời gian tại một công ty, các Developer, Programmer hay Coder đều có những dự án riêng của mình. Mỗi dự án của team IT không hề giống nhau mà luôn có những yêu cầu riêng biệt nên đòi hỏi sự linh hoạt, có thể tùy chỉnh các yếu tố trong lúc xử lý các đầu việc.
Bố trí văn phòng tại nhà có thể được điều chỉnh theo nhu cầu và thời gian làm việc của lập trình viên. Bạn sẽ dễ dàng tùy chỉnh không gian làm việc để phù hợp với các dự án và yêu cầu riêng để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc.
3. Thúc đẩy sức khỏe tinh thần
Khi có một không gian làm việc của riêng mình, bạn có thể chủ động thiết kế phòng làm việc theo nhu cầu và sở thích cá nhân. Nếu có một không gian mở, nhiều ánh sáng tự nhiên và được trang trí thêm cây xanh kèm một chút nghệ thuật có thể tạo ra cảm giác thư thái và tăng sự hứng thú trong công việc IT có phần hơi khô khan.
Rõ ràng, làm việc tại nhà riêng của mình bạn sẽ không cần quan tâm đến văn hóa công ty, những quy định hay các “ánh mắt” xung quanh. Bạn có thể thoải mái ăn uống, nghỉ ngơi và thư giãn theo cách mình thích. Đây có lẽ là “liều thuốc tinh thần” mà không phải môi trường doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.
Tóm lại, việc bố trí văn phòng tại nhà cho một lập trình viên không chỉ đảm bảo hiệu suất làm việc tốt mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần, tạo sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Chú ý đến các yếu tố trên sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tại nhà đáng trải nghiệm cho các IT-er.
4 bước cơ bản để setup “văn phòng tại gia” cho lập trình viên
Không tồn tại một công thức hay quy tắc nào có thể đảm bảo việc bố trí phòng làm việc tại nhà cho lập trình viên là hiệu quả 100%. Mỗi người sẽ có những sở thích, nhu cầu và điều kiện cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách họ xây dựng không gian làm việc của mình. Nếu bạn vẫn đang do dự không biết bắt đầu từ đâu, Epione sẽ đưa ra 4 gợi ý cơ bản dành cho các bạn IT-er setup văn phòng tại gia.
Bước 1: Chọn lọc và dọn sạch những vật dùng không cần thiết
Để bố trí một chiếc bàn làm việc phục vụ tối đa cho công việc lập trình căng não, hãy bắt đầu bằng cách dọn dẹp không gian làm việc của bạn. Sự bừa bộn của những tờ giấy, cốc cà phê còn thừa hay 1001 thứ không tên khác phần nào cản trở sự linh hoạt của bạn trên bàn làm việc cũng như tinh thần không thoải mái.
Bắt đầu loại bỏ bất kỳ vật dụng không cần thiết nào khỏi bàn làm việc của bạn và chỉ giữ lại những thứ bạn cần để hoàn thành công việc của mình. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những món đồ thực sự bạn cần. Trong bước này, nếu máy tính xách tay (laptop), một số sổ ghi chép, hộp đựng bút và có thể là một hoặc hai khung ảnh bạn cũng có thể tạm “chuyển nhà” cho chúng.
Bước 2: Sắp xếp, thiết lập một chiếc bàn làm việc
Khi tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, điều quan trọng là phải bố trí bàn làm việc phù hợp về mặt công thái học. Nghĩa là, khu vực bàn làm việc của một lập trình viên nên được bố trí như thế nào để mình có thể làm việc thoải mái, hiệu quả và lâu dài sức khỏe vẫn đảm bảo.
Một cách tuyệt vời để sắp xếp bàn làm việc của bạn thật tối ưu là sử dụng các loại khay, kệ, hộp đựng dây cáp, nhãn dán… Sau đó, sắp xếp chúng một cách ngăn nắp trên/xung quanh bàn làm việc. Điều này sẽ giúp bàn làm việc của bạn thêm gọn gàng, tránh thất lạc đồ đạc và cũng ít mất thời gian tìm kiếm hơn.
Hơn thế nữa, nếu bạn sở hữu một chiếc bàn đứng, bàn nâng hạ hoặc một chiếc bàn đơn giản nhưng đủ rộng, nó sẽ giúp bạn sắp xếp mọi thứ một cách dễ dàng và có ích cho tư thế ngồi làm việc chuẩn công thái học.
Bước 3: Lựa chọn nguồn sáng tốt
Có lẽ phần lớn các bạn lập trình viên thích hòa mình trong bóng tối để tập trung làm việc. Một không gian làm việc hoàn hảo thì yếu tố ánh sáng phải hoàn hảo. Một ánh sáng tốt sẽ làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho đôi mắt phải tiếp xúc hàng chục tiếng với máy tính mỗi ngày của các IT-er.
Lý tưởng nhất là không gian làm việc tại nhà của bạn có sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Ánh sáng tốt giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, cải thiện tâm trạng, tinh thần.
Bạn cũng có thể mua một chiếc đèn bàn chất lượng cho bàn làm việc của mình. Hãy lựa chọn những loại đèn có thể điều chỉnh cường độ ánh sáng để phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Bước 4: Trang trí theo phong cách riêng
Sau khi setup cơ bản, bạn đã có thể thêm thắt những yếu tố tạo nên cá tính riêng của mình. Bạn có thể cân nhắc 3 phong cách sau để “tô điểm” thêm cho phòng làm việc của mình.
1. Tích hợp công nghệ
Phòng làm việc của IT-er thường được trang bị với nhiều thiết bị công nghệ, như màn hình máy tính lớn, bàn phím và chuột cơ động, tai nghe chất lượng và các thiết bị kỹ thuật hiện đại. Tông màu chủ đạo có thể sử dụng là đen – tím, đen – trắng, xanh dương – đen…
2. Thêm các chi tiết cá nhân
Trang trí bằng các hình ảnh, tranh ưa thích, sách kỹ thuật hoặc những vật phẩm có ý nghĩa cá nhân để tạo nét riêng và tạo cảm giác thoải mái trong không gian làm việc.
3. Bố trí cây xanh
Cây xanh giúp tạo ra oxi và hút bớt các chất gây ô nhiễm trong không khí, cải thiện chất lượng không khí trong không gian làm việc. Đặc biệt chúng rất nên xuất hiện trong một không gian làm việc toàn là máy tính và các thiết bị điện tử của dân IT-er.
Bên cạnh đó, việc nhìn vào cây xanh có thể giúp giảm căng thẳng và căng thẳng. Sự xanh mướt và tự nhiên của cây cảnh có thể tạo ra cảm giác thư thái và tĩnh lặng trong môi trường làm việc.
Top 5 món đồ nội thất, phụ kiện văn phòng “must have” cho Lập trình viên
Trong vô số các lựa chọn về nội thất và phụ kiện cho phòng làm việc, nếu bạn đang bối rối và không biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng tìm hiểu bỏ vào “checklist” của mình 5 món đồ nội thất, phụ kiện sau:
1. Ghế công thái học
Công việc lập trình đòi hỏi các lập trình viên phải ngồi hàng giờ, thậm chí chục giờ trước màn hình máy tính. Ngồi lâu và ngồi sai tư thế rất dễ gặp chấn thương về cột sống, vai gáy, thắt lưng…
Ghế công thái học đã ra đời để giải quyết những “nỗi đau” trên. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ghế công thái học nhưng đều có mục đích chung là duy trì tư thế ngồi đúng, giảm nguy cơ đau lưng, cổ…
Tại Epione, chỉ hơn 3 triệu là bạn đã có thể sở hữu một chiếc ghế công thái học cơ bản. Khi cơ thể không bị mệt mỏi và không đau đớn, các lập trình viên có thể tập trung tốt hơn vào công việc và tăng hiệu suất làm việc. Vậy nên, ghế công thái học rất phù hợp cho IT-er có cường độ làm việc cao.
2. Bàn nâng hạ
Nếu ngồi liên tục trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như đau lưng, cổ và các bệnh tim mạch, tại sao bạn không đứng?
Đúng, bạn có thể đứng để làm việc. Đứng làm việc có thể khắc phục những tình trạng nêu trên. Vì vậy, nếu bạn trang bị một chiếc bàn đứng, nó sẽ giúp bạn phần nào cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp nhiều năng lượng hơn và tăng cường tập trung và sáng tạo.
Tuy nhiên, mua một chiếc bàn đứng cố định và một chiếc bàn ngồi bình thường phải chăng vừa tốn kém, vừa chiếm nhiều không gian và không linh hoạt mỗi lúc làm việc?
Giải pháp để bạn có cả hai là bàn nâng hạ. Một chiếc bàn nâng hạ cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi giữa việc đứng và ngồi, tạo sự linh hoạt trong cách bạn làm việc và thay đổi tư thế khi cần.
Hiện nay, tại Việt Nam bàn nâng hạ không còn quá xa lạ với dân văn phòng, đặc biệt là các anh em yêu công nghệ. Một số dòng bàn nâng hạ đã có khả năng ghi nhớ các mức nâng, hạ thông qua cài đặt của người dùng, tải trọng lên đến 160kg và không gây ồn khi thao tác nâng hạ.
3. Màn hình lớn hoặc nhiều màn hình
Màn hình lớn hoặc nhiều màn hình phần nào sẽ giúp tăng năng suất làm việc của các lập trình viên. Thường thấy, nghề lập trình phải làm việc với nhiều cửa sổ, tài liệu và mã nguồn cùng lúc. Trang bị các màn hình lớn hoặc nhiều hơn hai màn hình nhằm tạo ra không gian đủ rộng rãi để hiển thị các đoạn mã code dài, phức tạp hoặc các tài liệu chi tiết để dễ đọc và không cần phải thu nhỏ hoặc chuyển tab liên tục.
Màn hình lớn còn giúp giảm căng thẳng mắt và mệt mỏi cho cơ thể, đặc biệt là mắt bởi vì các đoạn văn bản và biểu đồ có thể được hiển thị lớn hơn, từ đó giúp mắt dễ dàng theo dõi và tập trung. Kích thước màn hình được nhiều anh em IT-er yêu thích là từ 24 đến 30 inch.
4. Giá treo màn hình
Nếu bạn sở hữu từ hai màn hình trở lên bạn nên sắm cho mình một chiếc giá treo màn hình (tay nâng màn hình). Giá treo màn hình giúp tiết kiệm không gian làm việc bằng cách treo màn hình lên tường hoặc gắn vào mặt bàn từ đó giúp bạn có nhiều diện tích sử dụng trên bàn làm việc hơn.
Giá treo màn hình còn cho phép điều chỉnh độ cao và góc nhìn của màn hình để tạo ra vị trí làm việc tốt nhất cho mắt và cổ, tạo ra một tư thế chuẩn công thái học nhất có thể. Chức năng này có thể giúp các lập trình viên giảm mệt mỏi và căng thẳng khi làm việc trong thời gian dài.
5. Chuột công thái học, bàn phím chất lượng tốt
Chuột và bàn phím gần như là phụ kiện nhất định phải có để phục vụ công việc lập trình viên. Chuột công thái học và bàn phím chất lượng cao thường được trang bị các tính năng và phím tắt tùy chỉnh giúp người dùng thực hiện các tác vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chuột công thái học với thiết kế ôm sát lòng bàn tay, chức năng chính là giảm áp lực lên cổ tay và giúp duy trì một tư thế làm việc đúng. Bàn phím tốt giúp thao tác gõ nhanh nhạt hơn, độ bền cũng cao hơn. Ngoại hình của bàn phím xịn cũng là một điểm cộng lớn bởi chúng được thiết kế đẹp và có thể tùy chỉnh màu sắc phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Như vậy, việc thiết lập một không gian làm việc tại nhà hữu ích dành cho lập trình viên không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp lại bàn làm việc, mà còn làm thế nào để lựa chọn những món đồ thật tối ưu để thúc đẩy sự sáng tạo và tăng năng suất. Bằng việc tập trung vào các yếu tố như bố trí, thiết bị công nghệ, sự thoải mái bạn đã tạo ra một không gian làm việc không chỉ đáp ứng nhu cầu công việc mà còn phản ánh cá tính và phong cách của một IT-er. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn tự tin bắt tay vào “làm mới” không gian làm việc ngay tại nhà của mình.